Có thể nói mụn là “kẻ thù” lớn nhất với làn da không chỉ riêng của các chị em cánh mày râu cũng không ưa gì những chấm mụn nổi lên dày đặc trên làn da. Đặc biệt là ở các bộ phận nhạy cảm như ở mông. Mọc mụn ở mông vừa mang lại cảm giác khó chịu, vừa gây mất thẩm mỹ đối với các chị em khi diện những bộ đồ bơi vào mùa hè. Vậy làm sao để biết được nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị mụn ở mông sao cho hiệu quả nhất mà không để lại sẹo hay vết thâm? Hôm nay jsagar.com sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những thắc mắc về mụn ở mông. Cùng theo dõi nhé!
Mụn ở mông và cách để ngăn ngừa tình trạng mọc mụn
Mụn ở mông là một vấn đề về da phổ biến nhưng ít được nhắc tới bởi khi nhắc đến vị trí này có khá nhiều bạn còn e ngại. Nếu chẳng may bạn có vài nốt mụn ở mông vậy đừng bỏ qua bài viết này. Cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân gây ra mụn ở mông và biết được phương pháp điều trị giúp ngăn ngừa mụn ở mông một cách tối ưu nhất nhé!
Mụn ở mông gây ra do đâu?
Hóa ra, mụn nổi ở mông thường dễ nhầm lẫn với các vấn đề khác về da, nó không thực sự liên quan trực tiếp đến mụn. Vấn đề về da mà bạn nghĩ là mụn mông có thể là những tình trạng da dưới đây:
- Viêm nang lông: một vấn đề về da mà khu vực trong và xung quanh nang lông bị kích ứng, gây ra một vết sưng giống như mụn trứng cá. (Trong một số trường hợp, viêm nang lông còn gây ngứa và đau).
- Lông mọc ngược: sử dụng dao cạo lông khiến bề mặt da bị tổn thương đồng thời gây ra tình trạng lông mọc ngược, có thể gây viêm nhiễm và sưng đau.
- Keratosis pilaris (KP) hay còn gọi là chứng dày sừng nang lông: đây là tình trạng trên bề mặt vùng da mông có hình thành các vết sưng cứng nhỏ (cũng như các vùng khác, chẳng hạn như hai bên cánh tay và đùi).
- Ma sát từ quần áo bó sát, ẩm ướt, nóng … có thể làm da nổi mụn.
Chứng nang lông gây ra vết thâm sần sùi
Không như các vết viêm đỏ khi bạn bị viêm nang lông. Chứng dày sừng nang lông gây những nốt sần sùi, thô ráp nhỏ trên mông. Bệnh da liễu này xuất hiện khi có sự tích tụ keratin xung quanh lỗ chân lông. Keratin là một loại protein có chức năng tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt da. Nhưng khi keratin tích tụ quá nhiều sẽ gây ra những nốt sần.
Không có nguyên nhân cụ thể cho chứng dày sừng nang lông. Tuy nhiên, bệnh này có thể do di truyền và thường bùng phát mạnh ở trẻ em. Sau đó bớt dần khi bé lớn. Mặc dù chứng dày sừng nang lông có thể gây mụn nhọt ở mông khá phiền phức. Nhưng những nốt mụn này thường không nguy hiểm.
Thực tế, mụn trứng cá có xu hướng mọc phổ biến hơn ở những vùng da có nhiều dầu thừa. Các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, chẳng hạn như mặt và da đầu nhưng nó cũng có thể xảy ra ở các vùng khác, bao gồm cả vùng da mông và những tình trạng da kể trên cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến mụn.
Cách điều trị mụn ở mông
Để biết được phương pháp điều trị mụn ở mông nào hiệu quả nhất. Chúng ta cần xem xét và phụ thuộc vào nguyên nhân thực sự gây ra vấn đề. Bất kể nguyên nhân là gì đi chăng nữa. Các bạn cũng nên tắm bằng sữa tắm không có mùi thơm và không để lại cặn trên da. Sử dụng công thức hòa tan trong nước. Thay vì xà phòng dạng thỏi bởi chúng có thể để lại lớp màng trên da. Điều này sẽ gây bít lỗ chân lông và kích ứng da. Sau đó hãy chọn phương pháp điều trị tương ứng với những gì bạn đang gặp phải.
Nếu bạn không chắc nguyên nhân thực sự gây ra mụn ở mông của mình là gì, hãy bắt đầu bằng cách sử dụng xịt trị mụn cơ thể chứa axit salicylic lên vùng bị ảnh hưởng một đến hai lần một ngày. Axit salicylic (còn được gọi là BHA) có khả năng làm thông thoáng lỗ chân lông. Làm dịu vết mẩn đỏ và giảm các vết sưng tấy.
Nếu bạn nghi ngờ rằng mụn ở mông của mình là mụn trứng cá. Hãy thử nghiệm bằng cách bôi benzoyl peroxide lên vùng đó. Điều này cũng phù hợp với một số loại viêm nang lông. Các loại viêm nang lông khác có thể do nấm gây ra. Bạn nên trò chuyện với bác sĩ da liễu của mình về việc thử nghiệm một loại kem chống nấm để khắc phục tình trạng này.
Nếu tình trạng viêm nang lông trở nên to hơn. Chườm ấm có thể giúp giảm bớt nó. Khi nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính thức vấn đề. Trong một số trường hợp, thuốc theo toa có thể là cần thiết.
Những biện pháp ngăn ngừa mụn ở mông
Axit salicylic sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn khi nói đến việc ngăn ngừa mụn ở mông. Nếu nguyên nhân là do tẩy lông hoặc cạo lông, hãy sử dụng cùng phương pháp điều trị bằng axit salicylic được đề cập ở trên như một phương pháp điều trị sau cạo/wax lông. Điều này sẽ giúp làm dịu da và giảm khả năng hình thành mụn.
Kết quả nhận được: Nó giúp tẩy tế bào chết trên da sần sùi, xỉn màu, thô ráp, để làn da của bạn trông mịn màng hơn.
Viện Da liễu Hoa Kỳ cũng chỉ ra viêm nang lông ở mông thường gặp sau khi sử dụng bồn tắm nước nóng. Họ khuyên bạn nên giặt áo tắm sau mỗi lần sử dụng. Và để nó khô hoàn toàn để giảm tiếp xúc với vi khuẩn có thể gây viêm nang lông. Tình trạng này có thể xuất hiện vài ngày sau khi sử dụng bồn tắm nước nóng. Các vết sưng trông giống như mụn trứng cá, nhưng không phải mụn trứng cá. Loại viêm nang lông này thường gây ngứa. Hãy cân nhắc sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết body, kem dưỡng thể để ngăn ngừa vấn đề trước khi nó bắt đầu.
Những điều cần lưu ý khi điều trị mụn
Tránh mặc quần áo bó sát và bất cứ điều gì khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Đừng cố gắng chà sạch mụn ở mông. Điều này đặc biệt đúng với loại quần áo không thấm mồ hôi. Giảm thiểu việc ma sát giữa da với bất kỳ thứ gì bởi đây là tất cả những gì sẽ làm cho các vết sưng tấy thêm, có khả năng dẫn đến sẹo mụn ở mông.
Bác sĩ da liễu Tiến sĩ Debra Jaliman – người được hội đồng chứng nhận cho biết thêm: “Tôi khuyên bệnh nhân của tôi nên mặc quần áo tập luyện làm từ sợi tự nhiên như bông. Một sự lựa chọn tốt khác là polypropylene để mồ hôi không còn đọng lại trên da. Và luôn luôn tắm sạch sau khi tập luyện. ”
Cách làm mờ vết thâm mụn trên mông
Nếu bạn bị vết thâm mụn trên mông, hãy xử lý vùng da đó với axit azelaic 10% để giảm thiểu sự đổi màu. Axit azelaic là thành phần đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng làm mờ các vết thâm sau mụn và cũng có thể giúp làm mịn kết cấu da thô sần. Một thành phần chăm sóc da mang lại lợi ích tối ưu.