Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, quyết định 32% trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để con mình lớn lên khỏe mạnh. Theo kết quả cuộc khảo sát của Seanuts (Điều tra Dinh dưỡng Đông Nam Á) do Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Đông Nam Á thực hiện cho thấy có tới 2/3 trẻ em Việt Nam không đáp ứng đủ dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày, đặc biệt trong độ tuổi đi học.Thiếu vitamin D chiếm gần một nửa (do trẻ ăn ít chất béo và ít vận động ngoài trời).
Ảnh hưởng đến phát triển thể chất
Dinh dưỡng không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ; mà còn là yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí lực của trẻ qua các giai đoạn phát triển của bé. Nếu bé có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì đó sẽ là nền tảng giúp con phát triển khi lớn lên. Còn nếu bé có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn thì dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu dưỡng chất và khi mẹ cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho con sẽ khiến bé bị béo phì làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.
Dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển não bộ của thai nhi và sự phát triển lâu dài của trẻ nhỏ. Nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, não của thai nhi có thể không phát triển đầy đủ.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển, và nếu trẻ tiếp nhận quá nhiều calo, quá trình phát triển có thể bị chậm lại. Tuy nhiên những trẻ kén ăn lại thường có tốc độ phát triển bình thường, dù các bé có vẻ ăn rất ít, lý do là vì các bé tiêu thụ đủ lượng calo trong những lựa chọn thức ăn hạn chế của mình. Những trẻ tăng cân quá nhiều cũng thường có nguy cơ gặp phải các vấn đề béo phì. Cho bé ăn quá nhiều sẽ không cải thiện sự phát triển hay sức khỏe về lâu dài.
Kiểm tra chế độ ăn hằng ngày
Khi kiểm tra chế độ ăn uống của con mình có đáp ứng chế độ dinh dưỡng khuyến nghị, nhiều cha mẹ ngạc nhiên khi biết rằng bữa ăn hàng ngày của con tuy đầy đủ về lượng nhưng lại thiếu về chất.
Đến hai phần ba trẻ không đạt chế độ dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị là mức tiêu thụ năng lượng. Là các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh và hoạt động tốt. Theo đó, bữa ăn hàng ngày của trẻ phải có ít nhất 15 loại thực phẩm khác nhau. Đến từ bốn nhóm thực phẩm bao gồm bột đường, đạm, chất béo và rau. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có con ở lứa tuổi mẫu giáo; tiểu học lại thường phó mặc chuyện ăn uống của con cho bếp ăn nhà trường.
Thực tế cho thấy, có trường học do mặt bằng chật chội. Vậy nên đã ký hợp đồng với các bếp ăn công nghiệp. Một số trường lại thiếu cán bộ có chuyên môn về dinh dưỡng. Nên việc tính toán khẩu phần ăn phù hợp cho từng lứa tuổi rất khó. Kết quả hầu như mọi học sinh ăn chung chế độ như nhau. Tình trạng bữa ăn của bé lớp một không khác nhiều so với học sinh lớp 5 là câu chuyện thường xuyên diễn ra ở nhiều trường học. Ngoài ra, từ khi trẻ đi học, do nghĩ rằng các bữa ăn mỗi ngày đã đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé; nên cha mẹ có xu hướng cắt luôn khẩu phần sữa của con.
Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải có mặt bốn nhóm thực phẩm
Tiến sĩ Lê Nguyễn Bảo Khanh (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết: “Đa phần các bà mẹ thường cho con ăn các loại thức ăn giàu đạm, béo mà quên rằng trẻ còn cần được bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu, chất xơ có nhiều trong rau củ quả và các thực phẩm khác. Hậu quả là tuy trẻ bụ bẫm, nặng cân nhưng lại thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Rất dễ khiến trẻ mắc các bệnh liên quan đến xương, trí tuệ”.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Hoa – Phó Hội trưởng Hội Dinh dưỡng TP HCM cũng lưu ý khi thiết lập chế độ ăn cho con, các mẹ nên chú ý đến sự đa dạng của thực đơn vì không một thực phẩm đơn lẻ nào trong tự nhiên có thể cung cấp đầy đủ, hợp lý tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải có mặt bốn nhóm thực phẩm gồm nhóm giàu chất bột đường (gạo, mỳ, bánh mỳ…), nhóm giàu đạm (thịt, cá, tôm…), nhóm giàu chất béo (dầu olive, bơ, phô mai…), nhóm giàu vitamin và khoáng chất (rau, củ, trái cây…). Nên có nhiều món ăn trong mỗi bữa ăn, thay đổi thực phẩm trong các bữa ăn và đổi món theo ngày và theo mùa.
Khuyến khích trẻ rèn luyện thói quen vận động thường xuyên
Ngoài việc cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho con; các mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thói quen vận động thường xuyên. Bằng những hoạt động đơn giản, vừa sức như đi bộ, làm việc nhà, leo cầu thang,… Luyện tập đúng cách các môn thể thao ngoài trời (khoảng 1-2 giờ mỗi ngày). Như vậy bé có thể phát triển toàn diện cả về thế chất lẫn trí lực.
Bên cạnh dinh dưỡng đầy đủ và vận động hợp lý; Tiến sĩ Bảo Khanh nhấn mạnh sữa là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào. Là chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ và lại dễ hấp thu. Uống sữa thường xuyên sẽ cung cấp hiệu quả các dưỡng chất mà cơ thể trẻ cần. Chẳng hạn như vitamin A, B, D, can-xi. Vì vậy, mẹ nên cho con uống sữa đều đặn mỗi ngày. Lúc đó con có đủ nguồn dưỡng chất thiết yếu và phát triển khỏe mạnh.