Muối, mắm tuy không phải là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nếu thức ăn không được tẩm ướp gia vị, hoặc nêm nếm vừa miệng sẽ không ngon. Ngoài ra, muối ăn cũng được đưa vào kế hoạch phòng chống dịch bệnh quốc gia. Bác sĩ chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy đến từ Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ những điều cần biết khi sử dụng muối và nước mắm trong chế biến thức ăn cho trẻ.
Lượng muối và nước mắm trẻ cần ăn là bao nhiêu?
Mỗi ngày, lượng muối trẻ cần ăn tùy thuộc vào độ tuổi và độ trưởng thành của thận ở trẻ. Thường gặp các trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn dư muối hơn là thiếu muối. Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm 6 tháng tuổi không nên nêm thêm muối hay gia vị khác. Sau thời gian này, nếu sử dụng bột ăn liền có gia vị sẵn thì không nêm gì thêm. Nếu ăn bột gạo xay hoặc 8 tháng ăn cháo thì bắt đầu nêm một ít muối hoặc nước mắm, nước tương, đường… tùy từng món. Sau khi thịt, cá, bột và cháo đã chín thì nêm muối, nước mắm trực tiếp vào cháo hay bột. Cần nêm trước khi cho rau và dầu ăn.
Nhu cầu sử dụng muối ăn theo độ tuổi của trẻ
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 1,5g/ ngày.
- Trẻ từ 4-8 tuổi: 1,9g/ ngày.
- Trẻ từ 9-13 tuổi: 2,2g/ ngày.
- Trẻ từ 14-18 tuổi: 2,3g/ ngày.
Lượng nước mắm dùng cho trẻ chỉ nên khoảng 1/3 muỗng cà phê rồi tăng dần. Đối với trẻ em, nên nêm nhạt vì vị giác của trẻ còn rất nhạy. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với trẻ. Dù chế biến thức ăn cho trẻ em hay người lớn đều không thể thiếu muối hay nước mắm. Tuy nhiên, cũng như những loại gia vị khác, muối và nước mắm cũng có tác dụng hai mặt. Đặc biệt với trẻ em. Vì vậy, sử dụng hai gia vị này như thế nào để vừa tốt cho sức khỏe vừa không bị phản tác dụng là sự lựa chọn khéo léo của mỗi bà mẹ.
Ưu tiên chọn muối iot cho trẻ
Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, những rối loạn do thiếu iốt ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển về con người cũng như kinh tế của các quốc gia. Các trường hợp rối loạn thiếu iốt trầm trọng có thể gây ra chậm phát triển trí tuệ như đần độn. Thậm chí thiếu iốt nhẹ cũng có thể làm giảm khả năng học tập. Thiếu i-ốt còn gây bướu cổ, thai chết yểu, phụ nữ mang thai thiếu iốt làm tăng nguy cơ sẩy thai…
Do độ an toàn cao, chi phí thấp và ai cũng có thể sử dụng nên muối iốt được xem là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất trong hành trình lâu dài loại trừ các rối loạn do thiếu iốt. Phòng ngừa các rối loạn do thiếu iốt thông qua sử dụng muối iốt thường xuyên là một trong những nhiệm vụ chính của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef), đảm bảo cho mọi trẻ em đều có được cơ hội sống và phát triển đầy đủ khả năng của mình.
Trẻ ăn thừa muối ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Ở trẻ dưới 1 tuổi, thêm muối vào bữa ăn của trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả. Ở trẻ dưới 1 tuổi, thêm muối vào bữa ăn của trẻ có thể gây ra nhiều hậu quả như:
- Trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn vì mất cân bằng nước trong cơ thể. Lượng natri dư thừa làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu khiến bé có nguy cơ thiếu Làm hạn quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
- Tăng nguy cơ còi xương ở trẻ, suy thận và biếng ăn về sau.
- Vị giác của trẻ rất nhạy. Nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm thì lớn lên, trẻ có nguy cơ ăn mặn hơn bình thường. Đây là một trong các nguyên nhân chính làm tăng huyết áp, ung thư, suy thận…
- Chế độ ăn hạn chế muối phải hiểu là hạn chế lượng natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn. Bởi vậy việc hạn chế muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào cách thực hành nấu nướng của người mẹ. Ngoài ra còn là thói quen lựa chọn thực phẩm và sở thích ăn uống của trẻ.
- Chế độ ăn hợp lý cho trẻ không cần hoặc hạn chế việc nêm gia vị, đồng thời nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng natri ở mức trung bình và thấp. Cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của trẻ.
Một số lưu ý khác
Nếu cho bé ăn ít muối hoặc không ăn muối, nước mắm thì cũng không sợ thiếu muối cho cơ thể vì trong thực phẩm tự nhiên thịt, cá, rau, quả… dù không nêm nếm cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Khi đó, cơ thể trẻ tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết kiệm natri. Không cho thải ra nước tiểu nhiều.
Trong trường hợp bé ăn dư thì lượng dư sẽ được thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu ăn muối dư quá nhiều khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận. Thận của trẻ nhỏ có thể chưa hoàn thiện về mặt chức năng. Việc dùng nhiều chất khoáng ở trẻ nhỏ có thể là gánh nặng cho thận. Chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể. Nó có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,…
Nếu ăn muối dư quá nhiều khiến thận làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến cao huyết áp, tổn hại thận
Khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp nào cho trẻ, cần đọc lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, phụ huynh gia giảm gia vị sao cho phù hợp nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt. Cần hạn chế sự lệ thuộc vào độ mặn của thức ăn cho trẻ.