Cách ứng xử đúng của cha mẹ trước mỗi lần con phạm lỗi

Trẻ thơ thường nghịch ngợm và hiếu động nên rất dễ mắc phải những lỗi sai khi vui chơi hoặc cư xử. Vì chúng còn nhỏ và chưa có nhận thức tốt nên việc cha mẹ cần làm là hướng dẫn con để điều chỉnh lại đúng hướng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng rất khó đoán biết những tính cách và phản ứng của chúng nên nếu không có phương pháp giáo dục con hiệu quả rất dễ gây phản tác dụng. Vì vậy mà trước mỗi lần con phạm lỗi, cha mẹ cần sáng suốt để đưa ra cách hợp lý giúp con tiếp thu và ghi nhận lỗi sai của mình. Để trẻ có thể thấu hiểu và sửa đổi, hãy cùng tìm hiểu cách cha mẹ ứng xử với con trong các tình huống đó nhé!

Vấn đề trẻ mắc lỗi và tác động của cha mẹ

Khi cả gia đình quây quần bên bàn ăn là cơ hội trao đổi tình cảm đặc biệt tốt. Vì vậy cha mẹ đừng biến bàn ăn thành “bàn giáo viên”. Có khi ngay từ sáng sớm lúc trẻ ra ngoài, các bà mẹ đã bắt đầu kể lể từng việc mà con làm sai. “Con làm thế này không tốt, làm thế kia không tốt…”. Như vậy sẽ phản tác dụng, một là sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ. Hai là sẽ phá vỡ mối quan hệ thân thiết. Lâu dần trẻ sẽ chán ghét không khí gia đình quây quần ăn cơm. Khi con phạm lỗi, cha mẹ nên phê bình thế nào? Thật ra rất đơn giản.

Cha mẹ nên làm gì khi con phạm lỗi?

Hãy chỉ ra cho con biết con sai ở đâu

Giải thích cho con nghe
Điều quan trọng nhất khi phê bình con đó là phải giải thích cho con nghe

Bất cứ vấn đề nào, sai lầm nào, kết quả nào xảy ra cũng đều có nguyên nhân. Có những nguyên nhân đáng trách thực sự. Cũng có những nguyên nhân đáng thương hơn là đáng trách. Con cái sai lầm, đôi khi là do bản thân con. Nhưng bản thân mình là những người làm cha làm mẹ, mình cũng có lỗi phần nào. Nên bên cạnh việc trách con cũng nên nhìn nhận lại bản thân mình. Xem nguyên nhân do con hay do bố mẹ. Điều quan trọng nhất khi phê bình con đó là phải giải thích cho con nghe. Để con hiểu mình sai ở đâu chứ không chỉ đơn giản là bộc lộ sự bất mãn của người lớn.

Đừng công kích phê bình con

Rất nhiều bậc phụ huynh phê bình con thường sẽ chĩa mũi nhọn vào “bản thân trẻ” chứ không phải là “hành vi của trẻ”. Ví dụ như bố mẹ bất mãn chuyện học hành của con rồi nói: “Cái đứa đầu heo này”, đây là công kích cá nhân, hãy nói với trẻ rằng: “Con đã không dành đủ tâm trí cho việc học”. Mục đích của việc phê bình không phải là đả kích con mà chỉ nhắm vào hành vi, việc làm chứ đừng gán mác cho trẻ.

Mục đích của việc phê bình
Mục đích của việc phê bình không phải là đả kích con mà chỉ nhắm vào hành vi, việc làm

Một đứa trẻ sẽ hư nếu bố mẹ chúng thường xuyên nói: “Con thật là hư”. Nếu bạn gán nhãn cho một đứa trẻ chậm hiểu, trẻ sẽ tự coi mình là chậm hiểu. Nếu bạn gán mác cho trẻ ‘bướng bỉnh. Rồi mày sẽ chẳng làm nên trò trống gì đâu?’ thì rất có thể chúng sẽ như thế. Hãy ngừng nói những câu như thế, tôn trọng trẻ. Và chú ý vào những biểu hiện tích cực của trẻ hơn.

Nói cho trẻ biết làm thế nào thể sửa sai

Đây là bước cuối cùng của việc phê bình, nếu những việc con làm là sai. Vậy thì hãy cho con biết làm thế nào mới là đúng đắn và những gì mà bạn mong trẻ làm. Như vậy thì sau này trẻ mới không phạm sai lầm tương tự. Mỗi đứa bé đều có đủ khả năng tự suy ngẫm. Chỉ cần người làm cha mẹ có đủ kiên nhẫn thì những điều mà trẻ làm sai, những thất bại mà trẻ trải qua. Đều có thể trở thành kinh nghiệm trưởng thành vô cùng quý báu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *