Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 22 tháng tuổi

Đối với các trẻ 22 tháng tuổi, không chỉ nói được mạch lạc mà còn thể hiện được cảm xúc trong từng câu nói. Đây là giai đoạn tính cách của trẻ có thể bộc lộ rõ ​​nhất. Đồng thời đây cũng là giai đoạn, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các khoáng chất vi lượng cần thiết như kẽm, lysine, crom, selen, vitamin B1,… Qua đó để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên, để giúp trẻ phát triển toàn diện, cha mẹ cần có kiến ​​thức về dinh dưỡng và biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách.

Chế độ ăn uống cho trẻ 22 tháng tuổi

Chế độ ăn uống cho trẻ 22 tháng tuổi
Chế độ ăn uống cho trẻ
  • Trẻ 22 tháng tuổi gần như đã mọc đủ răng, tuy nhiên không vì thế mà cho trẻ ăn thoải mái các thực phẩm. Vẫn cần thái nhỏ thực phẩm để trẻ dễ ăn, dễ nuốt, tránh bị nghẹn do kích thước thức ăn to.
  • Ngoài 3 bữa chính, cha mẹ cần cho trẻ ăn thêm các bữa phụ để bù đắp năng lượng trong quá trình vận động trong ngày của trẻ như cho uống nước ép hoa quả, sữa chua, sữa, hoa quả, bánh quy,…
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng các bữa phụ để bù đắp năng lượng tiêu hao trong các trò vận động của trẻ như: Snack, bánh bích quy, nước ép, sữa tươi, sữa chua, hoa quả tươi.
  • Cần đặc biệt lưu ý nên cho trẻ ăn hoa quả sau bữa ăn chừng 20 phút, hạn chế cho trẻ ăn hoa quả trước lúc đi ngủ vì chúng sẽ không tốt cho men răng của trẻ.
  • Tập cho trẻ thói quen luôn ăn sáng đủ, vì đây là bữa quan trọng nhất trong ngày.

Nguồn thực phẩm hàng đầu của chất sắt cần bổ sung để xương trẻ phát triển, chắc khỏe cũng là thực phẩm cần bổ sung nhiều trong bữa ăn bao gồm thịt đỏ, ngũ cốc tăng cường chất sắt, các loại rau có chứa chất sắt và vitamin C (vitamin C giúp cơ thể hấp thụ chất sắt có nguồn gốc thực vật ).

Những tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi

2 tuổi được biết đến là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển đầu đời của bé. Trong thời gian này, não bộ của bé phát triển rất nhanh. Bé trở nên ham học hỏi, có nhu cầu khám phá thế giới xung quanh rất cao. Đồng thời dần dần hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống. Nhưng đây cũng là thời gian gây nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh khi bé cai sữa mẹ và có chế độ dinh dưỡng độc lập. Chính vì thế, nên cho con ăn như thế nào trong giai đoạn này là câu hỏi lớn đối với rất nhiều mẹ.

Răng của bé đã có tầm hơn 10 chiếc nên món chính có thể chuyển từ sữa sang các loại thức ăn hỗn hợp. Các chức năng của hệ tiêu hóa bé đã dần được hoàn thiện. Thức ăn và cách chế biến cũng đã dần giống. Nhưng chưa thể ăn hoàn toàn như người lớn được. Do đó thực đơn cho bé 22 tháng tuổi cần đặc biệt lưu tâm để đảm bảo đủ về nhu cầu dinh dưỡng mà vẫn dễ tiêu hóa. Phần đông các bé 22 tháng tuổi cũng rất nghịch và hiếu động. Do đó các bé cần được bổ sung đủ chất tỉnh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Từ đó đáp ứng được các hoạt động về thể chất cũng như trí não của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn

Chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn
Chế độ dinh dưỡng mang đến năng lượng chủ yếu cho bé

Thực đơn cho bé 22 tháng tuổi cần cung cấp đầy đủ từ 4 loại: tinh bột; chất đạm; chất béo; vitamin, chất xơ và khoáng chất. Trong đó:

  • Tinh bột: Đây là nguồn mang đến năng lượng chủ yếu cho bé. Trong cơm gạo, đặc biệt là ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cần thiết giúp bé dễ dàng tiêu hóa hơn.
  • Chất đạm: Chất đạm hay protein giúp xây dựng và phát triển các mô, tế bào, có chức năng tổng hợp các men chuyển hóa kháng thể và hoocmon. Nhu cầu chất đạm ở bé 2 tuổi chiếm 12-14% nhu cầu năng lượng một ngày với hàm lượng cần thiết là 100g/ngày. Bé có thể ăn trứng, sữa, thịt, cá, tôm, các loại đậu. Ngoài ra, nên cho bé uống sữa cũng là một cách để cung cấp protein cho cơ thể, 100ml sữa sẽ có khoảng 1,5g protein cần thiết.
  • Chất béo: Chất béo hay Lipit chiếm tới 60% thành phần của não. Góp phần quan trọng cho sự phát triển của não bộ. Bên cạnh đó, chất béo còn giúp hòa tan các vitamin A, D, E và K. Với khoảng 2 muỗng chất béo mỗi ngày là đủ cho bé 22 tháng tuổi.
  • Vitamin: Vitamin đặc biệt quan trọng để giúp hình thành albumin của hệ thần kinh, Nó có thể tác động trực tiếp của não bộ và khả năng tư duy. Nguồn bổ sung vitamin dồi dào đến từ thịt, cá, rau củ, trái cây tươi như cam, ổi, kiwi, mâm xôi….giàu Vitamin C. Hay cà rốt, cà chua, xoài, đu đủ…giàu vitamin A.

Trẻ 22 tháng tuổi cần được chăm sóc răng miệng

  • Trẻ 22 tháng tuổi răng gần như đã mọc đủ, nhưng răng còn mềm yếu. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn cơm, tuy nhiên vẫn nên cho ăn cơm nát. Đồng thời, cho trẻ ăn các thức ăn mềm để ăn uống dễ dàng hơn. Cho trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Cả 2 đều không có lợi cho sự phát triển của răng trẻ. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm cho trẻ hàm lượng canxi trong thành phần các bữa ăn hàng ngày.
  • Răng giai đoạn này đã mọc nhiều. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập thói quen đánh răng hằng ngày. Chỉ nên cho trẻ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flour. Hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng.
  • Hiện tại trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Không cho trẻ dùng sản phẩm kem đánh răng người lớn vì thường có chứa flour cao. Không tốt cho men răng trẻ nhỏ. Cha mẹ đóng cần chú ý đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng. Và chăm sóc răng miệng đối với trẻ 22 tháng tuổi. Hy vọng với bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về sự phát triển của trẻ yêu trong giai đoạn 22 tháng tuổi cũng như lựa chọn được chế độ dinh dưỡng phù hợp để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.

Thực đơn cho bé 22 tháng tuổi

Thực đơn vào thứ 2, 3, 4, 7

Thực đơn cho bé 22 tháng tuổi
Chế độ ăn cho bé

Thứ hai:

  • 7h30 sáng: Một bát cháo chim bồ câu.
  • 9h00 sáng: Một bình sữa 220ml
  • 11h00 trưa: Một bát nhỏ cơm trắng mềm + cá hồi sốt cà chua + canh cua nấu rau mồng tơi, rau đay và mướp.
  • 14h30 : Con ngủ dậy ăn một chiếc bánh mì custard + 1 hộp sữa chua
  • 15h30 : Con uống một bình nước cam (150ml).
  • 16h30 : Con uống một bình sữa 200ml
  • 18h30: Một bát cơm nhỏ + canh thịt nạc nấu bí xanh
  • 19h00: Con tráng miệng với một quả chuối.
  • 21h00 : Một bình sữa 220ml rồi đi ngủ.

Thứ 3 + Thứ 7:

  • 7h sáng: Cháo gan – Bí đỏ
  • 9h sáng: 220ml sữa bột
  • 11h trưa: Cháo lươn – Rau cải bó xôi
  • 14h30: Một chiếc bánh mì custard nhỏ + một hộp sữa chua
  • 16h00: 220ml sữa bột
  • 18h30: Cháo thịt – rau muống
  • 21h00: 250ml sữa bột.

Thứ 4:

  • 7h sáng: 1 chén bún gạo nấu thịt gà + 1 ly nước cam ép (50ml)
  • 8h30 – 9h: Bú 1 bình sữa công thức 200ml
  • 10h30 – 11h00: 1/2 chén cơm + ba rọi kho + su xào tỏi + canh mướp nấu tôm
  • 11h30 – 12h00: Bú 1 bình sữa công thức 200ml
  • 14h30 – 15h00: Ăn 1 miếng đu đủ (khoảng 100g)
  • 16h30 – 17h00: ½ chén cơm + tôm rim + mướp xào tỏi + canh cải bó xôi
  • 18h00 – 18h30: Ăn 1 hủ yaourt (100g)
  • 19h30 – 20h00: Bú 1 bình sữa công thức 200ml

Thực đơn vào thứ 5, 6, CN

Thứ Năm:

  • Sáng 7 giờ: Một chén nui đũa nấu với gan vịt + cà rốt.
  • 8h30: Một bình sữa bột khoảng 150ml.
  • 9h30: 1/3 chén trái cây theo mùa (3 lát xoài chín xắt que/ 3 lát dưa hấu xắt nhỏ/ 3 trái nho mỹ/ 1/2 trái kiwi…).
  • 11h30: 1/2 chén cơm nát ăn cùng với đậu hủ non sốt trứng muối, canh khoai sọ thịt băm.
  • 13h30 thức dậy, uống một ly nhỏ độ 50ml nước cam vắt mật ong không đá.
  • 14h30: Một bình sữa tươi 150ml.
  • 16h: 1/2 quả chuối chín hoặc một cái bánh bông lan nhỏ hoặc một bánh flan, đôi khi là một hũ váng sữa tùy thích.
  • 18h30: Một chén cháo đặc nấu với thịt bò + cải bó xôi băm nhuyển.
  • 20g00: Một bình sữa bột 150ml rồi đi ngủ.

Thứ Sáu + Chủ Nhật:

  • 6h00: 200ml sữa
  • 7h30: Nui thịt bằm cà rốt
  • 8h30: 1 hộp sữa tươi 180ml
  • 9h00: 70ml nước cam ( hoặc hoa quả)
  • 11h00: 1 chén cơm + cá thu sốt cà + canh rau dền thịt băm.
  • 12h00: 200ml sữa – đi ngủ.
  • 14h00: 1 hũ sữa chua + hoa quả tươi , 1 miếng phô mai.
  • 17h00: 1 chén cơm + thịt chiên giòn + canh mướp nấu tôm.
  • 20h00: 200ml sữa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *