Những điều cần lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Khi bé được 8 tháng, các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho bé. Ở giai đoạn này, bé cần được cung cấp đủ dinh dưỡng để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của cơ thể và trí tuệ. Cháo là món ăn được hầu hết các bà mẹ lựa chọn cho con vì đây là món ăn ngon, mềm, dễ ăn và vô cùng bổ dưỡng. Mẹ nào cũng cần biết những lưu ý khi nấu cháo cho bé 8 tháng tuổi, để món ăn này có thể cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất.

Tại sao các món cháo lại phù hợp với trẻ nhỏ?

Tại sao các món cháo lại phù hợp với trẻ nhỏ?
Món cháo là mềm và dễ tiêu hóa

Ưu điểm lớn nhất của các món cháo là mềm và dễ tiêu hóa. Khi bé chưa thể nhai được thì những món ăn mềm là ưu tiên hàng đầu. Món cháo cũng là một món ăn rất dễ chế biến. Thậm chí mẹ có thể nấu cháo bằng nồi cơm điện rất tiện lợi.

Từ các nguyên liệu đa dạng phong phú, mẹ có thể chế biến thành nhiều món cháo khác nhau cho con. Thành phần của cháo có thể bao gồm gạo tẻ cùng với nhiều thực phẩm tươi ngon khác như thịt, cá, trứng, các loại rau xanh được thái, nghiền nhỏ, cà rốt nghiền nhỏ,… và rất nhiều loại thực phẩm khác.

Chính vì thế, món cháo có chứa rất nhiều dinh dưỡng và phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Cháo cũng có thể cung cấp cho trẻ lượng carbohydrate cần thiết, từ đó tạo năng lượng, giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng của các món ăn bổ sung.

Những món cháo ngon cho trẻ 8 tháng tuổi

Món cháo thịt lợn bí đỏ

Mẹ cần chuẩn bị một số thực phẩm như bột gạo, bí đỏ đã gọt vỏ và xay nhuyễn, thịt lợn xay, dầu oliu, một bát nước. Những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm và cách chế biến cũng rất đơn giản. Mẹ cho thịt và nước vào cùng nhau. Tiếp đó, cho bí đỏ vào vào ninh đến khi hỗn hợp chín mềm. Sau đó đổ ra bán đến khi nguội là có thể cho trẻ ăn được.

Món cháo thịt bò cà rốt

Để nấu món cháo thịt bò cà rốt, mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu như thịt bò nạc, gạo tẻ, cà rốt, nước hầm xương, dầu oliu. Cách chế biến cũng rất đơn giản. Trước hết, mẹ ngâm gạo khoảng 30 đến 45 phút, sau đó vo gạo và ninh gạo nhừ. Thịt bò sau khi làm sạch, mẹ xay nhuyễn và xào sơ qua. Rửa sạch, cạo vỏ cà rốt, sau đó cho vào máy xay, xay nhuyễn. Khi cháo đã nhừ, cho cà rốt và thịt bò vào nồi và tiếp tục khuấy đều đến khi chín. Để đến khi cháo nguội, mẹ có thể cho trẻ ăn.

Những lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi
Cháo cho trẻ 8 tháng tuổi

Ở giai đoạn 8 tháng tuổi, bé đã biết ăn nhiều loại thức ăn hơn. Đã thích nghi tốt với chế độ ăn dặm. Vì thế, mẹ có thể lựa chọn đa dạng thực phẩm để bổ sung trong chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, không vì thế mà mẹ chủ quan. Mẹ cần tìm hiểu và cần lưu ý khi nấu cháo cho trẻ 8 tháng tuổi như sau:

Hạn chế chỉ dùng nước hầm xương

Rất nhiều ông bố bà mẹ là “fan hâm mộ” của nước xương hầm. Họ quan niệm, chất dinh dưỡng được tiết ra từ nước xương. Vì thế nước xương hầm rất tốt cho trẻ và chỉ cần lấy nước xương hầm nấu chung với gạo tẻ thì trẻ đã có một món cháo chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm. Nước xương có ưu điểm là tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ nhưng lại chứa rất ít canxi. Dù mẹ có hầm xương lâu đến mấy thì chất dinh dưỡng vẫn ở trong thịt xương. Hơn nữa, tủy xương có chứa nhiều chất béo động vật khiến trẻ dưới 1 tuổi rất khó hấp thu. Đáng lo ngại hơn, nếu ăn quá nhiều nước xương hầm, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa. Vì thế khi nấu cháo cho bé, mẹ không nên chỉ lạm dụng nước xương hầm. Mà cần bổ sung cho con nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Thời điểm tốt nhất để trẻ hấp thụ nước xương hầm là khoảng 3 tuổi trở lên.

Tránh cho thêm gia vị quá nặng mùi vào cháo của trẻ

Khi thấy cháo của con ăn có vẻ nhạt nhẽo, nhiều bà mẹ liền bỏ thêm các loại gia vị có hương vị quá nồng như hạt nêm, nước tương,… Thực tế, đây là một sai lầm khá nghiêm trọng. Vì nó có thể khiến trẻ bị đau bụng hoặc gây ra sự khó chịu cho dạ dày non trẻ của bé.

Cần cho trẻ ăn nhiều chất xơ

Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ để tránh tình trạng khó tiêu, táo bón. Mẹ nên nấu cháo với một số loại rau củ như cà rốt, củ cải, rau ngót,… Nhưng bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý, ở thời điểm 8 tháng tuổi, bé thường chỉ mọc rất ít răng và răng của trẻ chưa chắc. Vì thế, cha mẹ cần xay nhỏ các loại rau củ, sau đó mới đem nấu cùng cháo cho trẻ ăn.

Thường xuyên bổ sung chất béo từ thực vật

Những chất béo từ động vật không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Mẹ nên lựa chọn chất béo từ thực vật để con được hấp thu một cách dễ dàng hơn. Mẹo nhỏ cho mẹ là khi nấu cháo, hãy thêm một lượng nhỏ từ dầu thực vật, chẳng hạn như dầu mè, đậu nành hay dầu oliu.

Chế độ ăn với tỷ lệ loãng và đặc cần cân xứng

Trẻ 8 tháng tuổi vẫn đang trong giai đoạn học nhai. Khả năng nhau còn nhiều hạn chế, bé thường chỉ có phản xạ nuốt. Vì thế, khi nấu cháo cho con, mẹ cần lưu ý, nấu cháo loãng. Không nên nấu đặc để giúp trẻ dễ nhai và nuốt. Mẹ quan sát và cảm nhận. Nếu con nhai tốt hơn thì bắt đầu chuyển sang chế độ ăn đặc hơn.

Các mẹ nên cho trẻ ăn nhạt

Nên cho trẻ ăn nhạt
Cháo đậu xanh

Ở giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 2 đến 3 bữa cháo mỗi ngày. Mẹ lưu ý không để cháo qua đêm hoặc bảo quản trong tủ lạnh mà chỉ nên nấu và cho trẻ ăn trong ngày. Hơn nữa, khi nấu cháo, không nên nấu quá mặn vì thận của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu cho bé ăn quá mặn sẽ gây áp lực cho thận và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Không nên nấu một nồi cháo to và bắt con ăn cả ngày

Vì lý do bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên có nhiều mẹ thường nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày. Như vậy nguồn dinh dưỡng đã bị hư hao đáng kể trong quá trình bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ để trong vòng 2 tiếng là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu để ở ngăn mát, thịt bảo quản được 3 tiếng. Nhưng đây cũng chỉ là cách hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây ôi thiu, lúc này chúng tồn tại ở dạng bào tử chờ cơ hội phát triển lại. Cháo bảo quản lạnh cần được đun sôi lại trước khi ăn để tiêu diệt hết những bào tử đó.

Phải cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm

Các mẹ nên nhớ để trẻ phát triển toàn diện thì trẻ cần được hấp thu đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vì vậy khi nấu cháo cho bé mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm này nhé! Vừa rồi là những lưu ý mà mẹ nhất định phải biết khi nấu cháo cho bé. Mẹ hãy lưu lại để có thêm kinh nghiệm nấu cháo cho bé yêu giúp bé ăn ngon miệng và khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *