Ăn salad giảm cân là một việc làm thường thấy, chẳng phải hiếm lạ. Đặc biệt với những người đang tập giảm cân hàng ngày. Trong chế độ dinh dưỡng tập luyện họ luôn sử dụng một số rau sống và salad. Thế nhưng chẳng hiểu sao mà cân nặng của họ lại chẳng hề suy giảm chút nào. Có rất nhiều nguyên nhân sẽ dẫn tới việc này. Một trong số đó chính là bởi vì cách chế biến hoặc ăn salad bị sai cách. Ăn salad không phải chỉ đơn giản là làm salad để ăn. Chúng ta phải cẩn trọng cà trong thực phẩm được chọn lẫn đồ ăn kèm nữa.
Nguồn gốc của Salad
Salad là tên gọi tiếng Anh và được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 14 với cách viết là salad hoặc sallet. Ngoài ra, nguồn gốc của tên gọi salad có thể được biến tấu từ cách viết của tiếng Pháp như salade, tiếng Latinh cổ đại là herba Salata và tiếng Latin là salata.
Món salad được xuất hiện từ lâu, dưới nhiều hình thức chế biến khác nhau. Chẳng hạn, người La Mã, người Hy Lạp cổ đại và người Ba Tư đã trộn hỗn hợp rau củ với một loại nước sốt để ăn. Những món ăn rau trộn như vậy đã trở nên phổ biến ở châu Âu sau cuộc xâm lấn của đế chế La Mã và Hy Lạp.
Trong cuốn sách tựa Acetaria: A Discourse on Sallets (tạm dịch là) của nhà văn John Evelyn (đồng thời là chuyên gia nông nghiệp) đã đề cập đến vấn đề người Anh cần phải có thời gian để dùng quen món rau trộn. Lúc bấy giờ, nữ hoàng Scotland là Mary đã dùng món rau trộn gồm có quả anh đào, nấm, củ cần tây và trứng luộc được rưới với mùi tạt kem.
Tại sao ăn salad vẫn không giảm được cân
Dưới đây là một số lí do phổ biến mà mọi người thường mắc phải khi chế biến món ăn salad
Không sử dụng loại rau cần thiết
Nhiều người thường chỉ sử dụng rau xà lách, bắp cải. Bắp cải, rau xà lách có độ giòn đẹp nhưng hầu như không có giá trị dinh dưỡng nào ngoài việc là nguồn cung cấp nước, cũng không mang nhiều vitamin và chất xơ. Nghe buồn nhỉ? Để có bữa salad lành mạnh hơn, hãy sử dụng các loại rau có màu xanh đậm như rau bina (rau chân vịt), rau diếp cá, cải bó xôi, cải xoong, rau arugula (xà lách rocket, loại này khá mới ở Việt Nam) và lá húng quế. Những loại rau xanh này giàu Vitamin A, khoáng chất, folate và phytochemical hơn.
Ăn kèm với tinh bột hoặc đồ dầu mỡ
Croutons còn được gọi mà bánh mì giòn dùng để ăn kèm salad hay soup. Chúng không có giá trị dinh dưỡng, mà ngược lại chứa hàm lượng calo cao. Một chén bánh mì hạt lựu có khoảng 100calo. Vì vậy nếu bạn thích một ít topping giòn hãy thay thế bằng quả óc chó, hạt lạnh băm nhỏ. Các loại hạt không chỉ mà còn chứa axit omega-3 tốt cho tim, hệ thần kinh của bạn. Và chất xơ cho hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Kết hợp cùng với phô mai
Nếu ai là một fan của phô mai thì chắc chắn sẽ thích thú khi nghe rằng phô mai là một nguồn canxi và protein tuyệt vời. Vì vậy nó thường được thêm vào bữa salad với các hình dạng bột, miếng,… Tuy nhiên, nó cũng chứa nhiều natri, chất béo bão hoà và calo cao đấy. Vậy là một người yêu phô mai, bạn sẽ làm gì đây?
Đơn giản thôi! Bạn chỉ cần chú ý đến số lượng phô mai mà bạn vẫn sử dụng hằng ngày. Chỉ cần thay đổi một khẩu phần phô mai có kích thước cỡ 1 con xúc sắc đối với phô mai cục. Hoặc sử dụng phô mai ít chất béo, phô mai lạt. Bạn cũng có thể thử phô mai được làm từ gạo hoặc đậu nành mà độ ngon vẫn thế nhưng ít hàm lượng calo.
Chọn sai loại thịt và bánh
Bữa ăn salad sẽ không còn lành mạnh nếu trên đĩa là món gà chiên giòn hoặc các miếng thịt chế biến sẵn. Ngoài ra, salad tacos là một món được làm từ thịt xay dày đi kèm với nước sốt chua trong vỏ bánh chiên giòn hơn 1000 calo đấy. Để món Salad được “clean” nhất có thể bạn nên thêm ức gà luộc, trứng luộc, hoặc áp chảo không dầu…. nhé
Sử dụng sốt quá nhiều
Nếu đi siêu thị, bạn sẽ thường thấy những loại nước sốt mà hãng đề là dành riêng cho salad. Tuy nhiên, hầu hết các loại nước sốt thương mại đều chứa nhiều calo và chất béo. Một khẩu phần salad chỉ nên có 2 muỗng từ 100 đến 200 calo thôi nhé. Bạn có thể thay thế bằng một ít nước cốt chanh tươi. Hay có thể dùng giấm balsamic không cần dầu. Hoặc hay nhất là bạn có thể tự làm nước sốt cho riêng mình. Luôn có các công thức hanmade vừa đảm bảo sức khoẻ lại vừa ngon miệng.