Hướng dẫn bậc cha mẹ giúp trẻ ăn cá nhiều hơn

Không giống như thịt, ăn cá có nhiều xương nên dễ khiến bé bị hóc xương, chính điều này cũng khiến bé sợ ăn cá. Cá là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào, cá chứa nhiều chất béo rất lành mạnh như axit Omega 3, DHA và EPA. Đây là những chất béo này cơ thể không tự tổng hợp được và hàm lượng chất béo cũng rất thấp, các nguồn thực phẩm từ động vật hoặc thực vật. Chất béo rất quan trọng vì chúng là một phần quan trọng trong sự phát triển não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ.

Vì sao cá là lựa chọn tốt hơn những loại khác?

Vì sao cá là lựa chọn tốt hơn những loại khác?
Cá bổ dưỡng cho trẻ 

Có một số lý do khiến nhiều loại cá không nên trở thành lựa chọn để đưa vào khẩu phần ăn cho trẻ:

  • Thủy ngân. Một số hồ, sông, đại dương và các vùng nước khác có thể bị nhiễm thủy ngân. Thủy ngân là một kim loại có nguồn gốc tự nhiên được thải vào không khí; thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu và khí tự nhiên); chất thải rắn và bởi một số nhà máy sản xuất thủy ngân. Khi nó lắng xuống nước, vi khuẩn sẽ biến đổi thủy ngân thành một dạng nguy hiểm hơn. Đó là methylmercury. Methylmercury có thể tích tụ trong cá. Đặc biệt là những loài cá ăn các loài cá khác và những loại cá của tuổi thọ lớn. Chẳng hạn như cá mập và cá kiếm. Ăn quá nhiều cá bị ô nhiễm này có thể có ảnh hưởng xấu đối với hệ thần kinh đang phát triển của trẻ.
  • Mối quan tâm của địa phương. Tin tốt là các chất gây ô nhiễm nguồn nước khác như polychlorinated biphenyls (PCB); dioxin đã giảm trong những năm gần đây. Khiến chúng ít đe dọa đến sức khỏe người dân hơn. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể được tìm thấy trong nước và đất ở một số khu vực. Mức độ có thể khác nhau tùy theo vị trí và loại cá. Để biết thông tin về sự an toàn của cá; động vật có vỏ được đánh bắt trong khu vực của đó. Hãy liên hệ với các cơ sở y tế địa phương và chính quyền để tìm hiểu về điều này.

Cá bổ dưỡng cho trẻ

Vì món cá rất bổ dưỡng với các bé nên nhiều mẹ đã vội vàng cho con ăn thật nhiều cá, càng sớm càng tốt. Nhưng đó lại là sai lầm của các bố mẹ và dễ gây phản tác dụng. Bố mẹ chỉ nên cho con ăn cá khi con được 10 tháng tuổi trở lên. Vì nếu cho con ăn cá khi con còn nhỏ quá. Hệ thống miễn dịch và hệ thống tiêu hoá của con chưa thật sự hoàn thiện. Nên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Nhiều bác sỹ còn khuyến cáo rằng nếu như trong gia đình có thành viên bị tiền sử của bệnh dị ứng thuốc hay thức ăn, hen suyễn hoặc những căn bệnh mãn tính khác, bố mẹ hãy đợi con tròn 3 tuổi mới nên cho con ăn cá.

Khi bắt đầu cho con ăn cá, mẹ hãy cho con ăn từng ít một. Mẹ chỉ nên tập cho con ăn khoảng 1 nủa thìa thịt cá đã nấu chín và bỏ xương, sau đó nghiền nhuyễn và cho trẻ ăn như một món ăn chính trong khẩu phần ăn.

Sau khi ăn xong, con có một trong những biểu hiện như môi sưng phồng, mặt phù nề, da phát ban, nôn mửa, tiêu chảy, thở khò khè và đau bụng, quấy khóc thì có thể con đang bị dị ứng với món cá. Mẹ có thể lùi lại thời gian đợi con lớn hơn hãy cho con ăn món cá. Trong trường hợp con có những biểu hiện nghiêm trọng hãy mau chóng đưa bé đi khám bác sỹ.

Cho trẻ ăn cá thịt màu trắng

Đối với em bé còn nhỏ, tốt nhất bạn nên cho bé ăn những loại cá có thịt màu trắng, vì loại cá này giúp trẻ dễ tiêu hóa và có nguy cơ rất thấp gây nên chứng dị ứng. Các loại cá được khuyên dùng như cá chim, cá bơn, cá tuyết. Bạn cũng cần hiểu rằng các loại cá nước lạnh sẽ chứa hàm lượng omega 3 axit nhiều hơn và ít chứa thủy ngân hơn so với các loại cá thông thường khác. Chính vì thế loại cá thịt trắng rất thích hợp cho bé yêu.

Cho trẻ ăn cá thịt màu trắng 
Cá bổ sung nhiều dinh dưỡng 

Nên tránh cho bé ăn những loại cá như cá kiếm, cá mập bởi chúng chứa hàm lượng thủy ngân cao và gây nên những ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não cũng như hệ thống các dây thần kinh, dẫn tới ngộ độc. Với các loại cua, sò, ốc, hến, mẹ cũng đợi khi nào con được 2 tuổi trở lên hãy cho con ăn. Tuyệt đối không cho con ăn các món như gỏi cá, cá dầm nước xốt cần đề phòng nguy cơ bị ngộ độc.

Bí quyết giúp trẻ thích ăn cá

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, cả trẻ em và người lớn nên bổ sung món cá vào thực đơn của mình mỗi tuần hai lần. Vì trong cá chứa rất ít thành phần chất béo gây hại cho cơ thể so với những nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác. Nhiều nhà khoa học phát hiện chế độ ăn có cá có thể bảo vệ trẻ không bị các bệnh da thường gặp.

Nhưng trên thực tế, rất nhiều các bé không thích ăn cá và thậm chí là sợ các món cá. Không như thịt, ăn cá có nhiều xương và khiến bé dễ bị mắc xương. Điều này cũng khiến bé sợ ăn cá. Nếu chỉ sơ sẩy một lần để bé bị mắc xương cá thì chắc chắn lần sau, bé sẽ từ chối ngay khi nhìn thấy cá. Vì vậy, mẹ hãy hết sức cẩn thận khi chế biến cá cho con nhé.

Tốt nhất mẹ nên chọn các loại cá có ít xương như cá thu, cá ngân, cá bạc má. Các loại cá như cá lóc, cá basa, cá điêu hồng thường có các xương nhỏ nằm ở lườn hai bên và ở phần đuôi của cá. Mẹ nên lấy phần thịt ở bụng để dành nấu riêng cho bé nhé. Mẹ không nên cho bé ăn các loại cá có quá nhiều xương như cá rô, cá chép…

Trước khi chế biến món gì cho bé ăn với cá, mẹ nên nhặt lại thật kỹ xem còn sót chiếc xương cá nào không. Mẹ nhớ dặn con khi ăn các món cá, nếu thấy có gì cưng cứng, con phải nhè ra nhé!

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn cá

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn cá 
cá chép

Một trong những lý do khiến con không thích ăn các món cá là do cá có mùi tanh. Khi chế biến các món cá, mẹ nên áp dụng một số mẹo vặt. Để làm giảm các mùi tanh. Mẹ có thể rửa cá bằng nước muối hoặc giấm trước khi chế biến. Mẹ có thể ướp cá với nghệ, đầu hành lá, phi hành thật thơm, để mỡ thật sôi  mới  cho cá vào. Hoặc mẹ có thể làm món cá chiên xù với bột. Chắc chắn cá sẽ hết mùi tanh và bé cũng rất thích các món cá.

Mẹ cũng nên chế biến các món cá tùy theo độ tuổi của bé nhé. Với các bé dưới 3 tuổi thường thích ăn các món mềm, mẹ có thể nấu các món cháo cá, cá hấp, vừa đảm  bảo đủ chất dinh dưỡng và khiến bé dễ hấp thu. Với các bé lớn hơn một chút, mẹ có thể làm các món cá chiên giòn.

Hy vọng rằng bé nào sẽ thích các món cá để bé phát triển thông minh và khoẻ mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *