Muối cà pháo nguyên quả bằng công thức đơn giản, dễ làm

Cà pháo hẳn là món ăn dân dã, bình dị, quen thuộc với người Việt Nam từ xưa đến nay. Nó đã trở thành món ăn chứa đựng hương vị tuổi thơ của rất nhiều gia đình. Cà pháo là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nước, protein, chất xơ và chất béo,.. Món ăn này có vô vàn cách chế biến; nhưng quen thuộc nhất vẫn là cà pháo muối nguyên quả; với nguyên liệu đơn giản dễ tìm, món ăn này rất phù hợp với bữa cơm gia đình hàng ngày. Sử dụng cà pháo với canh cua và cơm trắng là cách kết hợp thường thấy trong các bữa ăn.

Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có thể trồng làm hai vụ; vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 – tháng 8, thu hoạch vào tháng 11 – 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11 – tháng 12, thu hoạch quả vào tháng 3 – tháng 5.Quả vừa tới thường được chế biến dưới dạng nấu, như trong món ca ri. Lá non có thể ăn ở dạng tươi, luộc hay nấu. Ở Việt Nam, hầu như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực, phổ biến nhất là muối chua (muối nén hoặc muối nước), muối xổi. Tuy vậy nhiều người tin rằng cà là món ăn có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ nên thường không ăn cà khi thể trạng yếu hoặc bị bệnh.

Cà pháo là gì?

Cà pháo tiếng anh là Africa và tên khoa học là Solanum macrocarpon. Nó là một loại cây lâu năm nhiệt đới có họ hàng gần với cà tím. Cây cà pháo là cây mọc thẳng, thường phân nhiều nhánh. Dạng lá xen kẽ với chiều rộng phiến 4-15cm và chiều cao 10-30cm; hình dạng của lá hình bầu dục và chia thùy với mép lượn sóng.  Hoa có đường kính từ 3-8cm, nằm trên cụm hoa có cuống ngắn, có thể chứa từ 2 đến 7 hoa. Phần dưới của cây mang hoa lưỡng tính trong khi phần trên có hoa đực.

Cà pháo là gì?
Cà pháo tiếng anh là Africa và tên khoa học là Solanum macrocarpon

Quả hình tròn, đỉnh và đáy dẹt ra và có các phần rãnh với chiều dài 5-7cm và rộng 7-8cm; cuống của quả dài 1-4cm, không cong hoặc mọc thẳng. Quả cà ăn giòn và có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà. Cà pháo chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các vitamin, khoáng chất, caroten,… Cụ thể, giá trị dinh dưỡng trong 100 gam cà pháo bao gồm:

  • Nước: 92 gam
  • Protein: 1 gam
  • Chất béo: 0,2 gam
  • Chất xơ: 0,8 gan
  • Photpho: 2 mg
  • Canxi: 11 mg
  • Lượng calo: 24 kcal

Ngoài ra, cà pháo còn chứa magie, kali, natri, lưu huỳnh, sắt, mangan, kẽm, đồng, iot, vitamin B1, B2, C, PP,…

Nguyên liệu và cách muối cà pháo nguyên quả

Nguyên liệu và cách muối cà pháo nguyên quả
Nguyên liệu đơn giản

Nguyên liệu, thành phần

  • 1kg cà pháo trắng
  • 700ml nước lọc
  • Hũ thủy tinh, túi nén
  • Tỏi, ớt, gừng
  • Nước mắm, muối, đường.

Cách làm

  • Cà pháo trắng đem phơi nắng 2 tiếng, sau đó cắt tai, rửa sạch.
  • Nấu nước ngâm: Cho 700ml nước lọc, 1 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh muối, 1 thìa canh đường vào nồi, đun sôi và để nguội.
  • Cho cà vào hũ thủy tinh, thái chỉ 20gr gừng, đập dập 20gr tỏi và 10gr ớt bỏ vào hũ thủy tinh cùng cà.
  • Cho nước ngâm vào hũ, dùng túi đựng nước nén cà, giúp cà nhanh ngấm gia vị, giòn.
  • Đậy nắp hũ, đem ngâm 2 – 3 ngày là bạn có một hũ cà muối nguyên quả trắng, giòn, đưa cơm.

Cà muối ăn kèm với canh chua, hoặc ăn cùng thịt luộc chấm mắm tôm, mắm ớt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *