Ác mộng là điều chẳng ai ưa thích ngay cả đối với những người trưởng thành đã nhận thức được đó không phải sự thật. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ thì đó lại là vấn đề cần quan tâm nhiều từ bố mẹ. Vì tâm lý và tinh thần con còn non yếu nên nếu không được xử lý đúng đắn sẽ tạo cho con những nỗi ám ảnh tinh thần. Và nếu tần xuất xảy ra thường xuyên ở trẻ, nó còn đe doạ tới sức khoẻ thần kinh của con. Vậy nên, để giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn thì cha mẹ cần ở bên và hỗ trợ cho trẻ. Với những cách dưới đây sẽ phần nào giúp trẻ hạn chế được những áp lực tinh thần khi gặp ác mộng.
Trấn an trẻ sau cơn ác mộng
Gặp ác mộng thường xuyên có thể phát triển thành chấn thương đối với trẻ. Khi bị đánh thức vào nửa đêm, thường thì cha mẹ sẽ nói rằng: “Đó chỉ là một cơn ác mộng thôi, con hãy ngủ tiếp đi”. Nhưng cách tốt hơn để giúp con đối phó với những giấc mơ đáng sợ. Là trò chuyện với con một cách kiên nhẫn và thấu hiểu.
Bạn hãy hỏi điều gì đã khiến con sợ hãi. Hãy nhẹ nhàng trò chuyện, nhắc nhở con mọi thứ vẫn an toàn ở thế giới hiện tại. Để làm dịu cảm xúc của con. Những lời trấn an là cách tuyệt vời để giúp trẻ bình tĩnh và dễ ngủ trở lại.
Giúp con loại bỏ những thứ khiến trẻ sợ hãi
Đôi khi, những sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày là nguyên nhân khiến trẻ sợ hãi. Chẳng hạn như trẻ xem một bộ phim về quái vật nên không ngủ được vào ban đêm. Bạn hãy giúp con loại bỏ nỗi sợ đó bằng cách khẳng định quái vật không có thật. Hát cho con nghe một bài hát về lòng dũng cảm để chúng cảm thấy có thể đánh thắng được quái vật. Hoặc dẫn dắt cơn ác mộng về một kết thúc có hậu.
Cho con đối mặt với nỗi sợ
Hãy giúp con bạn đối mặt với nỗi sợ hãi. Ví dụ, những món đồ chơi vô hại như búp bê có thể là nguyên nhân khiến con bạn sợ hãi. Vào ban đêm, cô búp bê với đôi mắt mở to có thể làm người lớn giật mình chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Để giúp con loại bỏ nỗi sợ, bạn hãy cho con chơi với búp bê vào ban ngày. Và nhìn nó ngay cả trước khi đi ngủ. Trấn an con rằng đó chỉ là một món đồ chơi quen thuộc, không thể làm hại bất cứ ai.
Tạo lịch trình ngủ đều đặn
Một giấc ngủ lành mạnh đòi hỏi 4 yếu tố: ngủ đầy đủ, giấc ngủ không bị gián đoạn, thời gian ngủ phù hợp với lứa tuổi và lịch trình ngủ đồng bộ với nhịp sinh học tự nhiên của trẻ. Hầu hết trẻ em sẽ tự thức dậy vào buổi sáng nếu chúng được ngủ đầy đủ và ngủ ngon. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lịch trình ngủ không đều đặn và thiếu ngủ. Khiến bạn dễ gặp ác mộng hơn. Chính vì vậy, tập cho con đi ngủ đúng giờ cả vào ban ngày và ban đêm sẽ làm giảm nguy cơ gặp ác mộng.
Giúp con có năng lượng tích cực trước khi ngủ
Trẻ sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn khi tinh thần được thư giãn. Để tạo không khí tích cực trước khi đi ngủ. Bạn cần loại bỏ tất cả những thứ ồn ào, đáng sợ xung quanh phòng. Thay vào đó, bạn hãy mở nhạc nhẹ, đọc sách cho con nghe hoặc chơi board game với chúng. Những hoạt động này giúp trẻ thư giãn tâm trí và cơ thể trước khi đi ngủ.
Mạnh dạn nếu cần được giúp đỡ y tế
Mặc dù bạn có thể tự trấn an và tạo môi trường thư giãn cho con. Để đối phó với những cơn ác mộng. Nhưng với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ cần được chăm sóc y tế. Những cơn ác mộng có thể xảy ra thường xuyên ở những trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Vì sự an toàn của trẻ, cha mẹ nên đến gặp bác sĩ gia đình hoặc một nhà tâm lý học.
Ác mộng là một hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Việc đứa trẻ liên tục khóc hoặc chạy đến phòng bố mẹ vào lúc nửa đêm. Có thể gây mệt mỏi cho một số bậc phụ huynh. Và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu thì gần 50% trẻ em phải đối mặt với những cơn ác mộng. May mắn thay, các chuyên gia y tế đã phát hiện ra những cách. Giúp ngăn chặn những giấc mơ tồi tệ đó. Những hoạt động đơn giản như đọc sách trước khi đi ngủ. Có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện ác mộng. Dưới đây là một số phương pháp mà gia đình bạn có thể áp dụng để con trẻ có giấc ngủ ngon và chất lượng.