Tìm hiểu về vai trò của thịt đỏ trong thực đơn của trẻ

Khi trẻ ăn thức ăn đặc, lượng sắt hấp thụ từ sữa mẹ sẽ giảm xuống. Vì vậy, cần đảm bảo chất sắt trong thực đơn ăn của trẻ. Một trong những nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất là thịt đỏ. Thịt đỏ là các loại thịt: thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu… Thịt đỏ chứa nhiều loại vitamin B như B3, B5, B6 và B12 giúp duy trì sự hình thành các tế bào máu và tế bào thần kinh. Đặc biệt, vitamin B12 quyết định sức khỏe của hệ thần kinh và rất có lợi cho các tế bào máu.

Thịt đỏ là gì?

Thịt đỏ là gì?
Thịt đỏ là loại thịt có chứa hợp chất heme

Thịt đỏ là loại thịt có chứa hợp chất heme – là nhóm chứa các nguyên tố sắt màu đỏ. Giúp cho thịt có màu đỏ khi ở trạng thái tươi sống và hạn chế chuyển sang màu trắng khi được nấu chín. Thịt đỏ thường là các loại thịt bò, thịt cừu, thịt bê và thịt heo, thỉnh thoảng có cả thịt trâu và thịt ngựa.

Hầu như các loại thịt đỏ đều chứa nhiều đạm, là nguồn cung cấp chất đạm để phát triển thể chất, đặc biệt là ở độ tuổi thành niên. Tuy nhiên, chúng ta luôn được khuyến cáo về việc dùng thịt đỏ, không nên ăn quá 300 – 500gr thịt đỏ mỗi tuần, đồng thời nên chỉ nên ăn khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần chừng 150gr thịt đỏ) kèm với nhiều loại rau củ để hấp thụ chất dinh dưỡng từ thịt đỏ tốt hơn.

Hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là các loại thịt: thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu… Thịt đỏ chứa nhiều vitamin B như B3, B5, B6 và B12, giúp duy trì sự hình thành của tế bào máu và các tế bào thần kinh. Trong đó, vitamin B12 quyết định sức khoẻ của hệ thần kinh và rất tốt cho tế bào máu.

Hàm lượng chất dinh dưỡng của các loại thịt đỏ
Thịt đỏ, chủ yếu là thịt bò,

Thịt đỏ, chủ yếu là thịt bò, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Trong 100g thịt nạc đỏ chứa 22,7g protein, 2mg chất sắt, 4,4 mg chất kẽm, 1,1 mcg vitamin B12, 0,15 mg B2. Tiêu thụ thịt đỏ cung cấp khoảng 39% nhu cầu chất kẽm, thành phần quan trọng của hệ miễn dịch. Trẻ em thường có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất. Chất sắt có trong thịt đỏ giúp phục hồi các tế bào máu và cần thiết cho việc tiếp ôxy cho tất cả các tế bào trong cơ thể.

Chứa nhiều acid amin: Hàm lượng acid amin của thịt bò nhiều hơn so với các loại thực phẩm khác. Acid amin có tác dụng bồi dưỡng cho sức khoẻ của hệ cơ và tăng độ dẻo dai của cơ thể. Trong thịt bò còn chứa các loại acid gốc nitơ. Tác dụng của acid nitơ là biến đổi protein trong thực phẩm thành đường hữu cơ, cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày.

Lợi ích khi sử dụng thực thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn chất sắt rất tốt cho trẻ em từ 2 đến 3 tuổi

Giảm nguy cơ thiếu máu: Đó là nhờ vào thành phần chất sắt dồi dào có chứa trong thịt đỏ. Đặc biệt, thịt đỏ là nguồn chất sắt rất tốt cho trẻ em từ 2 đến 3 tuổi, độ tuổi thường có nguy cơ thiếu hụt chất sắt cao. Ở trẻ nhỏ, thiếu sắt là điều nguy hại, vì có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần, suy yếu hệ miễn dịch. Thịt đỏ có nguồn chất sắt dễ hấp thu đối với những trẻ ở tuổi tập đi.

Chứa chất béo lành mạnh: Trong thịt nạc đỏ có tổng hàm lượng chất béo thấp, tỷ lệ acid béo không sinh cholesterol cao hơn acid béo bão hoà. Ngoài ra, thịt nạc đỏ nếu được tiêu thụ với liều lượng cân đối giúp tăng cường và bồi dưỡng cho sức khoẻ tim mạch của trẻ.

Duy trì thể trọng: Thành phần protein dồi dào có trong thịt đỏ giúp duy trì thể trọng. Protein của thịt đỏ là dễ tiêu hoá (94%) so với đậu hạt (78%) và ngũ cốc nguyên cám (86%), là “vật liệu” để xây dựng một cơ thể vững chắc, bảo đảm cho hệ cơ luôn khoẻ mạnh cũng như giúp duy trì lượng hormon có lợi cho cơ thể.

Cho trẻ ăn thịt đỏ khi nào là hợp lý?

Khi bé được 8 tháng, bạn có thể cho bé làm quen với thịt đỏ trong thực đơn. Lúc đầu, chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cà phê thịt say nhuyễn. Sau đó, có thể tăng dần lên 1-2 thìa cà phê thịt hoặc nhiều hơn. Tùy theo độ tuổi của bé.

Những lưu ý khi chế biến thịt đỏ

Những lưu ý khi chế biến thịt đỏ
Thịt nạc đỏ chế biến mau mềm hơn

Trong thịt nạc đỏ có tổng hàm lượng chất béo thấp. Để duy trì thành phần dinh dưỡng của thịt đỏ, khi chế biến bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khi nấu thịt đỏ ở nhiệt độ cao như chiên, rán, nướng, hun khói, sẽ khiến sinh ra các chất hóa học độc hại cho sức khỏe con người như heterocyclic amin, là “thủ phạm” gây nên căn bệnh ung thư chết người.
  • Cách nấu và chế biến thịt đỏ sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng dinh dưỡng có trong chính bản thân nó. Một số cách bảo quản thịt đỏ đều được coi là bất lợi đối với người tiêu dùng. Vì lúc này trong thịt có chứa một lượng lớn những chất phụ gia. Các chất nitrinatri có liên quan đến căn bệnh ung thư.
  • Trước khi chế biến, nên cắt thịt thành từng phần nhỏ thay vì từng tảng thịt lớn. Tách bỏ bớt phần mỡ, nếu có của thịt.
  • Nên chọn mua thịt đỏ khi vừa cắt xẻ xong. Như vậy sẽ đảm bảo độ tươi ngon của thịt và chọn phần thịt nhiều nạc.
  • Thịt nạc đỏ chế biến mau mềm hơn. Vì thế nếu muốn ăn món thịt tái bạn nên điều chỉnh nhiệt độ. Lúc đó thịt vừa chín sẽ ngon hơn.
  • Nên chọn tẩm ướp với gia vị có độ chua để tạo độ mềm và hương thơm cho thịt. Giấm, chanh hoặc nước chanh tươi và rượu có thêm gia vị. Nước tương sẽ làm cho món thịt bò trở nên hấp dẫn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *