Bí quyết chế biến dọc mùng để không bị ngứa tay

Trong các món ăn của người Việt, dọc mùng là một nguyên liệu phổ biến có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như nộm dọc mùng chua cay, canh dọc mùng, dọc mùng nấu cá … Tuy ngon nhưng nhiều chị em e ngại chế biến món ăn này vì nếu chế biến không kỹ sẽ bị ngứa, ăn dọc mùng sẽ nổi gai trên cổ. Để các bạn có thể nấu món dọc mùng một cách thoải mái, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những kỹ thuật cực đơn giản để các bạn có thể chế biến món ăn từ dọc mùng mà không bị ngứa. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm những mẹo nhà bếp nhé.

Vì sao dọc mùng thường gây ngứa khi chế biến?

Vì sao dọc mùng thường gây ngứa khi chế biến?
Dọc mùng là món ăn ngon tuy nhiên không được chế biến sẽ gây ngứa tay.

Dọc mùng (trong Nam thường gọi là cây bạc hà) là một loại thực phẩm nếu được chế biến đúng cách sẽ rất ngon. Tuy nhiên, dọc mùng cũng là một loại cây độc vì chất gây ngứa và dị ứng của nó. Lá và thân là những phần độc hại nhất của cây. Do chứa calcium oxalate hoặc oxalic acid, hợp chất hóa học này tập trung vào lớp lông măng khiến chúng cứng và sắc bén như thủy tinh. Dọc mùng có thể gây ngứa, dị ứng nghiêm trọng. Thậm chí tử vong nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

Dị ứng dọc mùng thường biểu hiện sau khoảng vài phút đến 1 tiếng sau khi ăn với các biểu hiện phổ biến nhất như: Ngứa ran trong miệng, phát ban, sưng môi, lưỡi… hoặc khó thở, ngất xỉu… Một số trường hợp, dị ứng dọc mùng có thể nặng hoặc rất nặng như: Phù nề đường hô hấp, sưng họng làm tắc đường thở, mất ý thức… thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

Vì vậy mà khi chế biến dọc mùng, bạn cần phải sơ chế sao cho làm sạch được chất gây ngứa và dị ứng của loại thực phẩm này.

Cách chế biến dọc mùng không bị ngứa

  • Rửa sạch cây dọc mùng cho khỏi bùn đất. Tước bỏ phần xơ phía bên ngoài như tước vỏ chuối. Sau đó dùng dao cắt hết phần bụng của dọc mùng (phần cong bên trong).
  • Sau khi loại bỏ lớp vỏ xanh dai bên ngoài, cắt dọc mùng theo miếng vừa ăn, rắc một thìa muối hạt và trộn đều, để khoảng 15 phút. Nên thái vát dọc mùng vì cây dọc mùng rất xốp và nhiều nước, thái vát giúp dọc mùng dễ vắt và dễ ngấm gia vị. Việc ngâm muối cũng giúp chúng bớt ngứa.
  • Cho nước lạnh vào chậu dọc mùng ngâm muối, rửa sạch, dùng tay vò, vắt nhẹ cho ráo nước. Bạn nên dùng găng tay nylon để vắt dọc mùng. Lúc này dọc mùng óp lại chỉ còn khoảng 1/4 so với ban đầu. Đun nước sôi để chần dọc mùng.
  • Dọc mùng ngâm 2 lần với nước muối pha đậm rồi ngâm xả vài lần với nước lạnh, đảm bảo sẽ hết ngứa.

Cách chữa ngứa tay khi sơ chế dọc mùng

Cách chữa ngứa tay khi sơ chế dọc mùng
Bạn hãy hơ tay lên lửa đôi chút là sẽ cảm thấy dễ chịu ngay khi bị ngứa.

Khi tước dọc mùng, bạn có thể bị ngứa tay do chất gây ngứa của nó. Nhưng chất này lại dễ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao. Bởi vậy, để hết ngứa, bạn hãy hơ tay lên lửa đôi chút là sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các cách:

  • Khi bị ngứa hãy lập tức lấy giấm ăn pha vào nước ấm. Ngâm tay vào một chậu nước pha giấm khoảng 2 phút sẽ hết bị ngứa.
  • Một số người da nhạy cảm, không chỉ bị ngứa tay, đôi khi ngứa toàn thân thì dùng 2 muỗng canh giấm pha vào nước, tắm sẽ hết ngứa cả người.
  • Ăn rau má trộn dầu giấm. Cách này sẽ giúp giảm ngứa nhanh chóng.
  • Dùng găng tay nilon.
  • Trước khi làm bôi một chút sữa tươi lên tay
  • Xoa một ít đường lên tay cho đến khi đường tan hết rồi rửa sạch với nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *